Vì chất lượng dân số, sức khoẻ cộng đồng, môi trường giáo dục
Thời gian gần đây có rất nhiều loại hàng hoá, bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu ăn uống của mọi người với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, bắt mắt, kích thích giác quan, lôi kéo người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ phần lớn là đối tượng học sinh, sinh viên trong trường học ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM và một số vùng lân cận.
Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng về nguồn cung hàng hoá. Nhưng bênh cạnh đó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. Bởi tuổi các em còn quá trẻ, kiến thức còn hạn chế chưa nói đến những loại hàng hoá cần phải có kiến thức chuyên môn để nhận biết sự an toàn, nguy cơ nếu sử dụng vượt quá mức cho phép khi đó cơ thể con người dù có khả năng đào thải, sức đề kháng của con người cũng có giới hạn. Chính vì lẻ đó nên việc sử dụng hàng hoá hiện nay là một việc cần xem xét. Ví dụ như mới đây: “Ngày 21/11, một hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định cấm Hexahydrocannabihexol (HHCH). Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 2/12. Quyết định được đưa ra sau khi nhiều người ăn kẹo dẻo có chứa hợp chất này đã phải nhập viện.” Với một quốc gia phát triển, điều kiện kinh tế vượt trội, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đứng đầu trong khu vực châu Á còn có trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc khi sử dụng hàng hoá.
Điều đó cho thấy rằng vấn đề an toàn thực phẩm là rất phức tạp. Chúng ta cần phải có cơ chế, chính sách quản lý căn bản hơn. Như thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, hướng dẫn tiêu dùng trong cộng đồng dân cư.
Theo tin tức của Đài truyền hình Việt Nam – VTV.vn – Bộ Y tế Nhật Bản hôm 26/12 đã quyết định cấm sản xuất, sở hữu, sử dụng và phân phối 6 hợp chất có cấu trúc tương tự Hexahydrocannabihexol (HHCH).
Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật hiện nay Quốc Hội vừa sửa đổi ban hành Luật số: 19/2023/QH15 – Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2024 thì:
Điều 5. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
Từ những thông tin trên cho thấy về mặt quy định, căn cứ để xử lý hành vi sản xuất hàng hoá không an toàn, nguy hiểm là bị cấm và nghĩa vụ của người tiêu dùng cũng được quy định rõ là phải có sự lựa chọn, sử dụng hàng hoá lành mạnh. Việc quy định của Nhà nước, các Cơ quan, tổ chức là đã có nhưng về thái độ, hành vi tiêu dùng là việc của mỗi người. Vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang nói ở đây là con người mà chúng ta phải quan tâm là học sinh, sinh viên trong các trường học. Các em có thể biết hoặc có thể không biết tác hại của chất cấm ví dụ như lá cần sa có một số vùng trung du, miền núi người dân còn thói quen sử dụng lá cây này để tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho người mới khỏi bệnh. Đó là kinh nghiệm là sự từng trãi, nhưng có bao nhiêu người ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên mà đạt được giới hạn, mức độ sử dụng các chất cấm như cần sa an toàn ? Hiện nay ngoài những chất thô như lá cần sa dễ phát hiện còn biết bao là sản phẩm khác nguỵ trang chất độc hại dưới dạng bánh, kẹo nước uống … làm mất trí nhớ, tê liệt thần kinh như:
Thông tin trên mạng xã hội mà (PLVN) đưa tin về loại kẹo có tiếng nước ngoài. Sau khi được test nhanh phát hiện có chất ma túy.
Thiết nghĩ “Vì chất lượng dân số, sức khoẻ cộng đồng, môi trường giáo dục” phải luôn luôn được đảm bảo lành mạnh, an toàn. Hãy chia sẽ những điều cần thiết đến mọi người. Đặc biệt nhất là đối tượng học sinh, sinh viên là mầm non, tương lai của đất nước rất cần được che chở và bảo vệ!