Những chính sách pháp luật có hiệu lực kể từ 04/2022
NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ 04/2022
1. Tăng giờ làm thêm tối đa lên đến 60 giờ/tháng
Từ ngày 01/04/2022, Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 chính thức có hiệu lực, giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động sẽ có nhiều thay đổi:
– Thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng tăng từ 40 giờ lên thành 60 giờ.
Lưu ý: Chỉ áp dụng với trường hợp được sử dụng lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm.
– Thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc nhưng không áp dụng với các đối tượng sau:
+ Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.
+ Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
+ Người lao động làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).
+ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trước đó: Chỉ thực hiện đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, da, giày; sản xuất, cung cấp điện,…
– Thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng tăng từ 40 giờ lên thành 60 giờ.
Lưu ý: Chỉ áp dụng với trường hợp được sử dụng lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm.
– Thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc nhưng không áp dụng với các đối tượng sau:
+ Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.
+ Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
+ Người lao động làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).
+ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trước đó: Chỉ thực hiện đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, da, giày; sản xuất, cung cấp điện,…
2. Hướng dẫn người dùng phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác
Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Theo đó, hướng dẫn người dùng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác như sau:
* Đối với tin nhắn rác:
– Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656 theo cú pháp: S [Nguồn phát tán][Nội dung tin nhắn rác] hoặc S (nguồn phát tán)(Nội dung tin nhắn rác) gửi 5656.
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
* Đối với cuộc gọi rác:
– Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656.
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
* Đối với thư điện tử rác:
– Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: [email protected];
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.
Theo đó, hướng dẫn người dùng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác như sau:
* Đối với tin nhắn rác:
– Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656 theo cú pháp: S [Nguồn phát tán][Nội dung tin nhắn rác] hoặc S (nguồn phát tán)(Nội dung tin nhắn rác) gửi 5656.
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
* Đối với cuộc gọi rác:
– Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656.
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
* Đối với thư điện tử rác:
– Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: [email protected];
– Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.
3. Giảm yêu cầu chứng chỉ khi thi, xét thăng hạng giảng viên đại học
Có hiệu lực thi hành từ ngày 19/4/2022, Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, giảng viên đại học khi thi hoặc xét thăng hạng I, II, III sẽ chỉ cần 1 “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học”.
Theo đó, giảng viên đại học khi thi hoặc xét thăng hạng I, II, III sẽ chỉ cần 1 “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học”.
4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo
Thông tư 12/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch có hiệu lực từ ngày 9/4/2022.
Quỹ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch:
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo;
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng.
Quỹ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch:
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo;
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng.
5. Thông qua Pháp lệnh Trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Về nguyên tắc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh áp dụng đối với đối tượng có tính chất đặc thù là người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nên một trong những nguyên tắc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị; bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người bị đề nghị.
Về thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là TAND cấp huyện nơi người bị đề nghị cư trú hoặc nơi có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị đề nghị. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Để đảm bảo tốt nhất quyền của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án và Thẩm phán được tham vấn ý kiến hoặc yêu cầu chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia các phiên họp trong trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của người bị đề nghị.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền được học tập cho người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Pháp lệnh quy định người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong trường hợp họ đủ điều kiện và đã đăng ký tham dự hoặc đang tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc phải tham gia thi tốt nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được cơ sở giáo dục nơi họ học tập xác nhận.
Về thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là TAND cấp huyện nơi người bị đề nghị cư trú hoặc nơi có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị đề nghị. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Để đảm bảo tốt nhất quyền của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án và Thẩm phán được tham vấn ý kiến hoặc yêu cầu chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia các phiên họp trong trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của người bị đề nghị.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền được học tập cho người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Pháp lệnh quy định người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong trường hợp họ đủ điều kiện và đã đăng ký tham dự hoặc đang tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc phải tham gia thi tốt nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được cơ sở giáo dục nơi họ học tập xác nhận.
Tổng hợp: Diễm Châu
Xem thêm Chuyên mục pháp luật tại đây
1