Lương hưu bị ảnh hưởng mạnh bởi 03 quy định được áp dụng từ 01/01/2020
1. Quy định thay đổi tỷ lệ lương hưu đối với lao động nam
Tại Điều 56Luật Bảo hiểm xã hội 2014quy định đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2020 thìviệc đạt tỷ lệ 45% sẽ tương ứng với số năm đóng BHXH là 18 năm, tăng thêm 1 năm so với nghỉ hưu từ năm 2019 (nghỉ hưu từ năm 2019 thì đạt tỷ lệ 45% tương ứng với 17 năm đóng BHXH), sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2% mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ: ông A đủ độ tuổi về hưu và có 28 năm đóng BHXH.
– Trường hợp ông Anghỉ hưu từ năm 2020thì tỷ lệ được hưởng là: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại x 2% = 20%. Do đó tỷ lệ hưởng lương hưu của ông A là 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Trường hợp ông Anghỉ hưu từ năm 2019thì tỷ lệ được hưởng là: 17 năm đóng BHXH = 45%; 11 năm còn lại x 2% = 22%. Do đó tỷ lệ hưởng lương hưu của ông A là67% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Hình minh họa (Nguồn internet)
2. Quy định thay đổi cách tính mức bình quân thu nhập đóng BHXH
Đây là thay đổi được đề cập tại Điểm e Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì mức hưởng lương hưu được tính theo bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khi đó, người tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
3. Quy định thay đổi điều kiện về hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động
Hiện tại trong năm 2019 thì nam đủ 54 tuổi, nữ đủ 49 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì nam phải đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Nội dung nêu trên căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 55Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Nguồn bài viết: Thư ký luật